Cung cấp công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải sinh hoạt

5

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Vấn đề nước thải hiện đang là vấn đề nhức nhối toàn xã hội. Việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải sinh hoạt thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý.

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

công nghệ xử lý nước thải

Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công suất 30m3/ngày.đêm

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1. Bể điều hòa:

Nước thải từ các khu… được dẫn bởi đường ống thu gom qua song chắn rác đưa về bể điều hòa. Lượng rác này được thu gom, vớt định kỳ về khu xử lý, thu gom chung…

Bề điều hòa có chức năng chứa, ổn định, điều hòa lưu lượng và chất lượng nước đầu vào trước khi được bơm chuyển sang bể xử lý thiếu khí Anoxic. Tại bể điều hòa được bố trí bơm chuyển nước snag bể Anoxic và trên đường ống đẩy tuần hoàn 1 nhánh về lại bể điều hòa nhằm khuấy trộn chống lắng cặn cũng như điều chỉnh được lượng nước sang bể Anoxic ổn định hơn.

2. Bể Anoxic:

Khi thiếu ô-xy và tồn tại ni-tơ-rat hóa sẽ xảy ra quá trình tách ô-xy ra khỏi Nitrat và Nitrit để sử dụng lại trong các quá trình ô-xy hóa các chất hữu cơ khác. Quá trình này được thực hiện nhờ các vi khuẩn phản ni-tơ-rat hóa. Trong điều kiện không có ô-xy tự do mà trong môi trường vẫn còn chất hữu cơ các-bon, một số loại vi khuẩn khử ni-tơ-rat hoặc ni-tơ-rit để lấy ô-xy cho quá trình ô-xy hóa các chất hữu cơ.

Quá trình khử ni-tơ-rat được biểu diễn theo phương trình phản ứng sau:

Tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm nhằm tăng khả năng khuấy trộn giữa nước thải và bùn tuần hoàn từ bể lắng, từ đó tăng khả năng xử lý nito.

Máy khuấy chìm ở bể Anoxic
Máy khuấy chìm ở bể Anoxic

Hình 2. Máy khuấy chìm ở bể Anoxic

Nước thải sau bể Oxic được dẫn tự chảy sang bể Oxic (bể xử lý hiếu khí).

3. Bể Oxic:

Mục đích:  Phân hủy và loại bỏ thành phần BOD, T-N trong nước thải nhờ hoạt động của bùn hoạt tính phương thức sục khí bể sâu.

Chức năng bể hiếu khí:

+ Xử lý chất thải trong vùng hiếu khí (Aerobic): Khi nước thải đi vào vùng hiếu khí, các loại vi khuẩn hiếu khí, động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,… đến cư trú và phảt triển dần lên. Vi khuẩn và vi sinh vật sống sẽ hấp thụ ô-xy hòa tan trong nước thải và sử dụng các chất bẩn hữu cơ BOD làm thức ăn và chuyển hóa các chất này thành các chất trơ không hòa tan và thành tế bào mới.

+ Tải lượng MLSS ở bể hiếu khí là 3000mg/L.

+ Xử lý chất thải trong vùng hiếu khí (Aerobic): Trong vùng hiếu khí các hợp chất hữu cơ chứa Ni-tơ sẽ bị các loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter oxy hóa thành Nitrat

+ Các phương trình phản ứng của quá trình Nitrit và Nitrat hóa được biểu diễn như sau:

Thiết bị cấp khí:

+ Hệ thống phân phối khí bọt mịn hoặc giàn sục khí đục lỗ,

+ Máy thổi khí: 01 cái.

Màng khuếch tán khí cho bể hiếu khí
Màng khuếch tán khí cho bể hiếu khí

Hình 3. Màng khuếch tán khí cho bể hiếu khí

Ngoài ra, tại bể Oxic có bố trí lắp hệ đệm vi sinh cố định dạng mút, tấm tăng khả năng xử lý sinh học dựa trên yếu tố mật độ vi sinh cao, khả năng xử lý sinh học phân hủy các chất hữu cơ.

Đệm vi sinh dạng tấm, mút
Đệm vi sinh dạng tấm, mút

Hình 4. Đệm vi sinh dạng tấm, mút

  Sau quá trình xử lý hiếu khí, nước thải được dẫn tự chảy sang bể lắng

4.Bể lắng:

Bể lắng dùng để tách bùn cặn sau bể Hiếu khí. Sau quá trình lắng nước thải được chuyển sang công trình tiếp theo. Bể lắng dạng bể lắng đứng. Bùn lắng được bơm về bể chứa và ổn định bùn, một phần bùn được tuần hoàn về bể Anoxic để làm “thức ăn” cho quá trình xử lý nito.

Nước thải sau bể lắng được dẫn tự chảy về bể khử trùng.

5.Bể khử trùng và chứa nước đầu ra:

Nước thải sau bể lắng được dẫn tự chảy về bể khử trùng và chứa nước đầu ra. Tại đây nước thải được hòa trộn với hóa chất khử trùng là dung dịch NaOCl có hệ thống định lượng. Nước thải sau hòa trộn khử trùng qua tường tràn sang hố thu, nước thải được bơm chìm hút bơm ra hệ thống tiếp nhận, hệ thống thoát nước… Nước thải sau xử lý đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

6. Bề chứa bùn:

Bùn dư từ bề lắng được bơm bề bể chứa bùn, ổn định sau thời gian 3-6 tháng được thua hút đưa đi xử lý.

Phần nước trong được gạn và chuyển sang bể điều hòa tiếp tục xứ lý.

Nguồn: Công nghệ xử lý nước thái

Bạn cũng có thể thích
Hotline