Cung cấp công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải công nghiệp

4

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Đối tượng áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghệp là các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp như: cao su, hàng điện tử, dược phẩm, hóa chất với lưu lượng phát thải từ 500 m3/ngày.đêm.

  • Giai đoạn thu gom nước thải:

            Nước thải được thu gom vào các đường ống, kênh dẫn theo nguyên lý chênh lệch cột áp, qua rọ lọc rác thô nhằm loại bỏ rác thô có kích thước lớn hơn 5mm và được tập trung tại ngăn tiếp nhận.

  • Tại thiết bị tách rác tinh: Nước thải từ ngăn tiếp nhận được bơm cấp vào thiết bị tách rác tinh nhằm loại bỏ rác thô có kích thước lớn hơn 2,5mm. Việc tách rác còn có tác dụng làm giảm độ ô nhiễm của dòng thải đồng thời ngăn chặn hiện tượng tắc bơm hút nước thải và ảnh hưởng đến các quá trình tiếp sau.
  • Bể tách dầu mỡ: Nước thải có thể chứa 1 lượng dầu mỡ sản xuất, do đó ngăn tách dầu mỡ được thiết kế nhằm loại bỏ lượng dầu mỡ này, hạn chế sự ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học. Lượng dầu mỡ tách ra từ ngăn tách dầu mỡ được cho về bể phân huỷ bùn hiếu khí.
  • Bể điều hoà nước thải: Nước thải từ ngăn tách dầu mỡ tiếp tục chảy vào bể điều hoà. Ở đây một lượng khí được tính toán vừa đủ được cấp thường xuyên từ máy nén khí. Mục đích của quá trình:

+ Hoà trộn và điều hoà nồng độ nước thải.

+ Điều hoà lưu lượng cho hệ thống xử lý.

+ Tránh mùi hôi thối do vi sinh vật kỵ khí phát triển.

– Bể phản ứng: Các hoá chất lần lượt được châm trực tiếp vào các bể nhờ bơm định lượng nhằm ổn định độ pH của nước tạo tạo bông cặn các hợp chất lơ lửng trong nước..

  • Bể lắng sơ cấp: Mục đích của quá trình lắng sơ cấp là loại bỏ một phần các hợp chất lơ lửng, các kim loại nặng tạo bông kết tủa trong nước thải. Lượng bùn thải lắng được bơm bùn định kỳ bơm sang Bể cô đặc bùn.

            – Bể xử lý thiếu khí: Một lượng khí vừa đủ được cấp thường xuyên vào bể thiếu khí nhằm hoà trộn nước thải với vi sinh vật. giai đoạn này nhằm xử lý nitơ trong nước thải nên đây còn được gọi là quá trình đề nitơ hoá.

Cung cấp một lượng khí vừa phải còn nhằm tránh hiện tượng hình thành các vi sinh vật dạng sợi trong Bể hiếu khí gây ra hiện tượng khó lắng trong bể thứ cấp.

Trong trường hợp nước thải có nồng độ các chất hữu cơ thấp (nước nghèo dinh dưỡng) cần bổ xung thêm một lượng chất dinh dưỡng,  vào Bể thiếu khí I, nhằm đảm bảo lượng thức ăn cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.

– Bể xử lý hiếu khí: Loại bỏ COD ra khỏi nước thải.

Phương pháp này có hiệu quả cao và được sử dụng rất rộng rãi. Oxy được cung cấp cho phản ứng oxy hoá hợp chất carbon hoà tan trong nước, sản phẩm tạo thành là những hợp chất bền (CO2 và H2O). Việc sục khí đảm bảo yêu cầu của quá trình làm nước sạch được bão hoà oxy và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.

– Bể lắng thứ cấp: Sau khi qua bể xử lý vi sinh nước thải sẽ tự chảy tràn sang bể lắng thứ cấp. Bể lắng thứ cấp được thiết kế là bể lắng đứng phân phối trung tâm.

Tác dụng của bể là tách bùn vi sinh ra khỏi nước.Bùn lắng một phần được tuần hoàn lại bể vi sinh thiếu khí nhằm duy trì mật độ vi sinh của bể, phần bùn dưđược xả thải ra bể phân huỷ bùn.

Bùn thải từ các bể lắng được thu gom và đưa về bể cô đặc bùn.

            Hồ điều hòa: Ổn định chất lượng nước sau xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường.

khử trùng: Hóa chất khử trùng được châm vào bể để loại bỏ các vi sinh vật có trong nước thải đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Trạm quan trắc tự động: Nước từ Hồ điều hòa được châm hóa chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có hại sau đó qua trạm quan trắc online để kiểm soát các thông số: lưu lượng, pH, TSS; COD, nhiệt độ.

Nước sau xử lý đảm bảo các thông số nằm trong giới hạn cột B của QCVN40:2011/BTNMT sẽ được xả ra ngoài môi trường.

Trường hợp có thông số vượt ngưỡng cho phép sẽ được hồi về trạm xử lý để xử lý lại.

Quá trình phân huỷ bùn, cô đặc bùn: Bùn được phân huỷ theo phương pháp hiếu khí nhằm tránh gây ra mùi khó chịu trong khu xử lý.

Toàn bộ bùn lắng từ bể lắng sơ cấp, mỡ gạt ra từ ngăn tách dầu mỡ, bùn vi sinh dư từ bể lắng thứ cấp, bể trung gian được thu về bể phân huỷ bùn hiếu khí. Bể phân huỷ bùn có thiết bị sục khí chìm dưới đáy bể nhằm hoà trộn và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.

Lượng nước trong bể phân huỷ bùn hiếu khí sẽ theo đường ống hồi lại ngăn tiếp nhận.

Lượng bùn lắng dưới đáy bể được xử lý:

– Thuê đơn vị có năng lực hút xử lý theo quy định của pháp luật.

– Tách nước, làm khô bằng cách bơm vào máy ép bùn hoặc thùng tách nước tiếp tục làm khô tự nhiên và tuỳ theo tính chất nguy hại sẽ được cơ quan có đủ năng lực vận chuyển và  xử lý.

Ưu điểm xử lý nước thải công nghiệp:

– Xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp, đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định hiện hành QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

– Phù hợp với những đơn vị, doanh nghiệp phát sinh lượng nước thải lớn từ 500 m3/ngày.đêm.

Nhược điểm xử lý nước thải công nghiệp:

  • Tốn diện tích xây dựng.
  • Chi phí đầu tư, vận hành lớn.

Nguồn: Công nghệ xử lý nước thải

Bạn cũng có thể thích
Hotline