Cung cấp công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR

0

Mục lục nội dung

previous arrow
next arrow
previous arrownext arrow
Slider

Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR

Quá trình xử lý sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn, do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ vinh vật trong công trình xử lý MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan ôxi vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác.

Sơ đồ xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR

* Nguyên lý hoạt động công nghệ xử lý nước thải sinh học

Bể sinh học màng giá thể di động (MBBR) xử lý  nước  thải  dựa  trên công  nghệ  màng  sinh  học. Nguyên lý chính là vi sinh vật  (VSV) phát triển tạo thành lớp màng trên giá thể lơ lửng ngập trong nước thải; những giá thể chuyển động được trong bể nhờ hệ thống sục khí (hiếu khí)  hoặc cánh khuấy (yếm khí). Bể MBBR được thiết kế để loại bỏ BOD, COD và ni-tơ trong nước thải, lượng bùn sinh ra ít… có thể phù hợp để xử lý nước thải sản xuất mía đường. Chiều dày của lớp màng trên giá thể thường rất mỏng để các chất dinh dưỡng khuếch tán vào bề mặt của lớp màng. Đối với bể MBBR, nồng độ sinh khối trên một đơn vị  thể tích của bể là 3 – 4 kg SS/m3.

Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.

  • Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí.
  • Trong bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.

            * Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh học

  • Hệ vi sinh bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ, do đó, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi.
  • Mật độ vi sinh cao: so với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.
  • Chủng vi sinh đặc trưng: các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào các chất hữu cơ chuyên biệt.
  • Tiết kiệm năng lượng.
  • Dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp.
  • Tải trọng cao, biến động ô nhiễm lớn: khả năng phát triển của màng sinh học theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBRcó thể vận hành ở tải trọng cao và biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.
  • Tiết kiệm diện tích: giảm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng và có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.

* Đối tượng áp dụng cho công nghệ sinh học

  • Nước thải sinh hoạt
  • Nước thải y tế
  • Nước thải sản xuất thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm…
  • Nước thải công nghiệp, dệt nhuộm…

Bể MBBR

Giá thể MBBR

Bạn cũng có thể thích
Hotline