Cung cấp công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải y tế lưu lượng dưới 100 m3/ngày.đêm

0

Xử lý nước thải y tế lưu lượng dưới 100 m3/ngày.đêm

Loại đối tượng áp dụng: Các phòng khám, trạm y tế có số lượng giường bệnh từ 50 – 100 giường; lưu lượng nước thải phát sinh dưới 100 m3/ngày.đêm

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải:

Nước thải từ các khu của bệnh viện được dẫn về bể tách cặn, tại đây các loại rác có kích thước lớn như rác, tóc, được loại bỏ khỏi dòng nước và được định kỳ vớt lên đem đi đổ sau đó hợp với nước thải khu vệ sinh và nước thải khác chảy vào bể điều hòa.

Bể điều hòa được xây dựng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, cũng như lắng sơ bộ để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, để giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm là: (1) quá trình xử lý hóa lý và sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Tiếp theo nước thải được dẫn lên tháp lọc sinh học, tại đây quá trình hiếu khí diễn ra gồm 3 giai đoạn

  • Oxi hóa các chất hữu cơ:

CxHyO+ O→ CO2+H2O

  • Tổng hợp xây dựng tế bào:

CxHyOz+O→ tế bào VSV + CO+ H2O + C5H7O2N

  • Tự oxi hóa chất liệu tế bào (tự phân hủy):

CxHyOz + O→ CO+ H2O + NH3

Sau đó nước thải được dẫn vào bể Aeroten có đệm sinh học tại bể  xảy ra 2 quá trình cơ bản:

  • Quá trình tăng sinh khối của vi sinh vật.
  • Quá trình hoạt động của enzym hay quá trình phân giải vật chất hữu cơ trong nước thải.

Nguồn giống vi sinh vật được nuôi cấy riêng (bùn hoạt tính) trong các cơ sở tạo giống và đưa vào để tăng thêm khả năng chuyển hoá vật chất hữu cơ trong nước thải.

Quá trình oxi hóa các chất bẩn hữu cơ xảy ra trong bể Aerotank.

Qua 3 giai đoạn xử lý nước thải:

Giai đoạn 1: tốc độ oxi hoá bằng tốc độ tiêu thụ oxi. Ở giai đoạn này, bùn hoạt tính hình thành và phát triển. Hàm lượng oxi cần cho vi sinh vật sinh trưởng, đặc biệt ở giai đoạn đầu tiên thức ăn dinh dưỡng trong nước thải rất phong phú, lượng sinh khối trong thời gian này rất ít. Sau khi vi sinh vật thích nghi với môi trường,chúng sinh trưởng mạnh theo cấp số nhân. Vì vậy lượng tiêu thụ oxi tăng cao dần.

Giai đoạn 2: vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ oxi cũng ít thay đổi. Chính giai đoạn này các chất bẩn hữu cơ bị phân huỷ nhiều nhất. Hoạt lực enzyme của bùn hoạt tính trong giai đoạn này cũng đạt tới mức cực đại và kéo dài trong thời gian tiếp theo. Điểm cực đại của enzyme oxi hoá của bùn hoạt tính thường đạt ở thời điểm sau khi lượng bùn hoạt tính tới mức ổn định.

Giai đoạn 3: sau một thời gian khá dài tốc độ oxi hoá cầm chừng (hầu như không thay đổi) và có chiều hướng giảm, lại thấy tốc độ tiêu thụ oxi tăng lên. Đây là giai đoạn nitrat hoá các muối amoni.

Sau cùng, nhu cầu oxi hoá lại giảm và cần phải kết thúc quá trình làm việc của bể Aerotank. Sau khi oxi hoá 80% – 90% BOD trong nước thải nếu không khuấy trộn và thổi khí thì bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy. Cần phải lấy bùn cặn ra khỏi nước, nếu không kịp thời tách nước sẽ bị ô nhiễm thứ cấp, nghĩa là sinh khối của vi sinh vật trong bùn sẽ tự phân hủy. Ngoài ra còn có các hợp chất chứa chất béo, hydratcacbon, các chất khoáng,…khi tự phân hủy sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.

Sau đó một phần nước thải được bơm tuần hoàn lại bể Aerotank để giúp tăng lượng vi sinh vật ổn định, còn lại nước thải được dẫn vào bể lắng có lớp than lọc giúp chất lượng nước thải đi tới bể khử trùng đạt hiệu quả xử lý cao nhất. tại bể lắng diễn ra quá trình tách bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và nước thải đã lắng trong ở phía trên. Việc tách chất rắn/lỏng xảy ra bởi trọng lực. Hỗn hợp bùn nước trong thiết bị được dẫn sang ngăn lắng theo nguyên tắc tự chảy. Nhờ trọng lực của bông cặn, hỗn hợp thải được phân ly ra làm ba pha riêng biệt (pha bùn cặn, pha huyền phù, pha nước trong), các hạt huyền phù, bông cặn có tỷ trọng lớn sẽ lắng xuống dưới đáy. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của thiết bị lắng và tự động được bơm tuần hoàn về ngăn hiếu khí 1. Phần bùn dư được xả định kỳ về bể chứa bùn thải.

 Nước thải sau bể lắng được dẫn về bể khử trùng làm nhiệm vụ loại bỏ thành phần vi sinh vật trong nước đến mức cho phép. Các loại vi khuẩn được khử trùng bằng dung dịch Cloramin qua hệ thống bơm định lượng chính xác hóa chất đủ để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là Coliform có trong nước thải. Bể khử trùng được tính toán với thời gian lưu nước trong bể là 30 phút, trong bể xây thêm hai tường ngăn để tạo đường đi dạng zich zac nhằm tăng hiệu quả của việc khử trùng. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, cột B trước khi xả thải ra môi trường.

* Ưu điểm của công nghệ xử lý:

– Xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm, mầm bệnh nhất là nước thải chứa nitơ, phophot và vi sinh vật gây bệnh cao

– Thể tích các thiết bị nhỏ, gọn do hệ thống xử lý dạng hợp khối và giàn thể tích bể lắng sau bể aeroten

– Tiết kiệm được diện tích mặt bằng và chi phí xây dựng

Hiệu quả xử lý qua từng công đoạn:

Hệ thống xử lý nước thải bằng kết hợp aeroten với lọc sinh học là hệ thống xử lý theo chu trình khép kín. Nước thải sau khi được xử lý tại bể aeroten và bể lắng, lọc than có thể đạt hiệu quả xử lý khoảng 80-90% thành phần gây ô nhiễm nguồn nước. Sau đó nước thải đi qua bể khử trùng, công đoạn này có thế loại bỏ hoàn toàn 100% các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trong QCVN 28:2010/BTNMT, cột B đảm bảo tiêu chuẩn xả thải.

Bạn cũng có thể thích
Hotline