Cung cấp công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải SBR có tốt không?

0

Trên thực tế có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau. Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn được quy trình xử lý nước thải phù hợp nhất. Với những khu vực có lượng nước thải ít hoặc không liên tục thì việc áp dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR thực sự là giải pháp tối ưu.

Công nghệ xử lý nước thải SBR

Công nghệ xử lý nước thải SBR – Sequencing batch reactor là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo từng mẻ nhỏ. Công nghệ SBR được sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và làm giảm đáng kể lượng nitơ và những chất rắn lơ lửng trong nước thải. Mỗi một hệ thống xử lý nước thải SBR được thiết kế riêng để đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của từng khu vực.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR
Quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR

Quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR

Trong hệ thống xử lý nước thải SBR gồm:

  • Cụm bể Selector
  • Cụm bể C-tech
  • Cụm bể hỗ trợ: bể điều hòa, bể bùn, bể chứa nước sau xử lý
  • Một số hệ thống phụ trợ khác như: hệ thống bơm truyền và tuần hoàn, hệ thống máy thổi khí, hệ thống khử trùng, hệ thống kiểm soát tổng thể.

Công nghệ xử lý nước thải SBR hoạt động như thế nào?

Bể tiếp nhận

Trong bất cứ một quy trình xử lý nước thải nào thì giai đoạn tiền xử lý là rất cần thiết. Giai đoạn này giúp loại bỏ được những cặn bẩn, những rác thải lớn lơ lửng trong nước giúp quá trình xử lý được dễ dàng hơn đồng thời tránh được sự tắc nghẽn của bơm.

Đầu tiên, nước thải được đưa vào bể tiếp nhận. Ở đây có những song chắn giúp loại bỏ rác thải, sau đó sẽ được bơm với tốc độ kiểm soát sang sang bể điều hòa. Tại đây, dòng chảy của nước sẽ được ổn định lại trước khi được bơm sang bể CBR

Bể C-tech

Nước được đưa vào cụm bể Selector trước, hệ thống sục khí hoạt động phân bố oxi đều khắp bể chứa giúp đẩy nhanh của quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó, nước được bơm sang cụm bể C-tech. Trong suốt quá trình xử lý trong bể C-tech, lượng oxy bơm vào bể đều được kiểm soát để giúp quá trình oxy hóa, nitrat hóa, khử nitơ, lắng đọng cũng như xử lý bùn được hiệu quả và triệt để hơn.

Quy trình hoạt động trong bể chứa SBR

Bể C-tech hoạt động theo một chu trình tuần hoàn liên tục gồm 5 giai đoạn:

–         Làm đầy: giai đoạn bơm nước vào bể chứa

–         Sục khí: Hệ thống sục khí, bơm tuần hoàn giúp duy trì nồng độ oxy trong bể chứa, tối thiếu là 2mg/lit trong mọi thời điểm giúp quá trình xử lý hiếu khí nhanh và hiệu quả hơn. Quá trình sục khí giúp khử nitrat, photpho, loại bỏ BOD của nước thải. Tùy theo chất lượng nước đầu vào để cài đặt thời gian sục khí phù hợp

–         Lắng: giúp lớp bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể chứa để việc rút nước có thể diễn ra. Quá trình này diễn ra sau khi quá trình sục khí kết thúc

–         Rút nước: nước sau khi được xử lý sẽ được rút ra và chứa ở bể chứa nước thải sau xử lý nhờ hệ thống bơm.

–         Nghỉ: Thời gian chờ để đợi bơm mẻ tiếp theo vào bể

Trong công nghệ xử lý nước thải SBR, hệ thống được vận hành theo chu kỳ để có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình xử lý qua các giai đoạn. Tùy theo chất lượng nước đầu vào, cụ thể là hàm lượng các chất hữu cơ đầu vào mà thiết lập hệ thống điều khiển khác nhau để có thể điều chỉnh một số điểm sao cho thích hợp như lượng bùn hoạt tính, thời gian xục khí…

Bể bùn và bể chứa nước sau xử lý

Sau khi quá trình hiếu khí kết thúc, bùn được gom lại và đưa sang bể bùn, nước được rút ra và đưa sang bể chứa nước sau xử lý. Nước sau xử lý bằng công nghệ SBR đạt tiêu chuẩn theo TCVN 14.

Tùy theo yêu cầu cụ thể của nước đầu ra mà có thể đưa nước đi xử lý ở những giai đoạn sau.

Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR

Có thể kể ra được một số những ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR như:

–         Hệ thống được thiết kế đơn giản, tinh giảm nhưng có độ bền cao

–         Hiệu quả xử lý nước cao, có thể xử lý triệt để các chất hữu cơ, các chất gây ô nhiễm.

–         Chất lượng nước sau xử lý tốt, khử được một lượng lớn Ni tơ và  Photpho

–         Hoạt động ổn định, có tính linh hoạt cao, phù hợp với mọi hệ thống, mọi công suất.

–         Tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

–         Không cần sử dụng bể lắng riêng biệt như những công nghệ xử lý khác

–         Dễ dàng kiểm soát được những sự cố

Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải SBR vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm sau:

–         Vận hành phức tạp, yêu cầu đối với người vận hành hệ thống khá cao

–         Hệ thống sục khí chìm dưới đáy bể dễ bị tắc do bùn

–         Lập trình hệ thống điều khiển tự động khó.

Nếu doanh nghiệp của bạn có lượng nước thải không lớn, diện tích sử dụng nhỏ, kinh phí có hạn thì công nghệ xử lý nước thải SBR chính là một lựa chọn tuyệt vời.

Bạn cũng có thể thích
Hotline