Cung cấp công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải sinh hoạt – Công nghệ AAO

3

Xử lý nước thải sinh hoạt – Công nghệ AAO

Loại nước thải áp dụng công nghệ AAO: nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu chung cư, tòa nhà, khu đô thị..; nước thải sinh hoạt từ các doanh nghiệp không sản xuất hàng dệt may, thực phẩm sạch,…

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải AAO

  1. Quy trình xử lý nước thải

Các quy trình xử lý chính trong Trạm xử lý nước thải bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm.

Bước 2:  Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).

Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.

Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng

Bước 5: Bùn dư từ quá trình xử lý từ ngăn lắng được bơm bùn đưa về bể chứa bùn, sau đó bùn được định kỳ hút bỏ. Lượng nước tách ra từ bể bùn được chảy tràn sang điều hòa.

  1. Công nghệ AAO áp dụng trong hệ thống

Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:

+ Xử lý thiếu khí: nồng độ ôxy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3

HC + NO3+ vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới

+ Xử lý hiếu khí:

HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới

Như vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:

NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3 + H2O + sinh khối mới

Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3

Việc đưa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và vi sinh bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý vi sinh.

  1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, thành phần bã thải lớn, thành phần dinh dưỡng N, P cao, các chất kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý hiếu khí, thiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng.

Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:

+ Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong bể Aerotank).

+ Quá trình lắng bùn (diễn ra trong bể lắng).

+ Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại (diễn ra tại bể khử trùng nước thải).

  Ngăn chắn rác: Nước thải từ bể tách mỡ của khu xử lý trước tiên phải được chảy qua rọ chắn rác của ngăn tách rác nhằm tách rác có kích thước lớn ra khỏi dòng nước. Rác bị chặn lại sẽ được thu gom hằng ngày, trữ vào thùng và được vận chuyển đến nơi xử lý.

          Bể tách mỡ: Bể tách dầu được thiết kế giúp tách váng nổi và mỡ ra khỏi nước thải nhờ vào đặc tính là tỉ trọng của các thành phần này nhẹ hơn tỉ trọng của nước.

Hỗn hợp nước thải và váng nổi, mỡ được phân phối vào đầu bể tách mỡ, với thời gian lưu nước được thiết kế, thì tại cuối bể: váng sẽ nổi lên bề mặt, nước thải bên dưới sẽ tự chảy vào ngăn tách rác. Váng nổi trên bề mặt bể sẽ được định kỳ vớt bỏ và đem đi xử lý theo qui định.

Bể điều hòa: Bể điều hòa được thiết kế giúp cân bằng về lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Một số ưu điểm của việc thiết kế bể điều hòa cụ thể như sau:

  • Lưu trữ nước thải phát sinh vào những giờ cao điểm và phân phối đều cho các bể xử lý phía sau.
  • Kiểm soát các dòng nước thải có nồng độ ô nhiễm cao.
  • Tránh gây quá tải cho các quá trình xử lý phía sau.
  • Có vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hay bảo trì.

Hai bơm chìm (1 hoạt động, 1 dự phòng) giúp vận chuyển nước thải từ bể điều hòa sang bể Aerotank 01.

Tại bể điều hòa còn được bố trí thêm 01 bơm chìm nước thải để bơm nước trực tiếp về bể khử trùng khi hệ thống gặp sự cố và trong quá trình nuôi vi sinh.

Khối bể xử lý A-O-A:Đây là giai đoạn xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải. Trong khối bể xử lý này diễn ra 2 pha:

+ Pha thiếu khí : Có tác dụng phân hủy các hợp chất chứa N, P có trong nước thải. Trong bể có lắp đặt máy khuấy chìm để khuấy trộn bùn liên tục, tăng hiệu quả xử lý các chất dinh dưỡng như các hợp chất của Nitơ, các hợp chất của Phốt Pho.

+ Pha hiếu khí: Giai đoạn xử lý hiếu khí Aerotank là công đoạn xử lý triệt để nước thải. Bể làm việc liên tục, khuấy trộn hoàn toàn. Hệ thống sục khí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động mà còn có vai trò khuấy trộn dòng nước. Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn hoạt tính với nước thải thì trong bể được lắp đặt thêm lớp đệm vi sinh dạng cầu. Với bề mặt nhám của đệm vi sinh khoảng 180-210m2/1m3 thì diện tích bề mặt và khả năng dính bám của vi sinh vật được phát huy tối đa.

Ngăn trung gian: Có tác dụng là nơi đặt bơm chìm để bơm nước thải đã được Nitrat hóa về bể Anoxic nhằm mực đích tăng hiệu quả của quá trình xử lý Nitơ, Phốt Pho ….

Bể lắng lamem: Dùng để tách bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Việc tách chất rắn/lỏng xảy ra bởi trọng lực. Hỗn hợp bùn/nước trong khối bể xử lý A-O-A được dẫn sang ngăn lắng theo nguyên tắc tự chảy. Nhờ trọng lực của bông cặn, hỗn hợp thải được phân ly ra làm ba pha riêng biệt (pha bùn cặn, pha huyền phù, pha nước trong). Do đó, việc phân tách hoàn toàn thể rắn và nước trong ra hai pha tách biệt; các hạt huyền phù, bông cặn có tỷ trọng lớn sẽ dễ dàng lắng xuống dưới đáy. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của bể lắng và tự chảy về chứa bùn. Một phần bùn được bơm tuần hoàn lại ngăn Aerotank1, 2 để ổn định mật độ vi sinh trong bể.

Bể khử trùng: Nước thải sau xử lý được xáo trộn với chất khử trùng (NaOCl), chất khử trùng được tự động bơm vào bể khử trùng có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform có trong nước thải. Do đó tránh được khả năng lan truyền các vi sinh gây bệnh ra môi trường.

Sau khử trùng nước đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường (QCVN14:2008/BTNMT cột B- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt).

Bể chứa bùn:Dùng để chứa bùn loãng được định kỳ bơm bùn thải từ ngăn lắng về bể chứa bùn. Tại đây sẽ diễn ra quá trình lắng bùn lắng xuống đáy bể, nước trong trên bề mặt sẽ tự chảy về bể điều hòa

Quá trình xả bùn được diễn ra 1 lần /1 ngày với thời gian xả từ 2 đến 5 phút.

Ý nghĩa của bể chứa bùn:

  • Tăng nồng độ chất rắn trong bùn
  • Giảm thành phần chất hữu cơ trong bùn, giúp ổn định bùn.
  • Giảm thể tích bùn khi hút bùn đưa đi xử lý
  1. Xử lý nước thải y tế lưu lượng dưới 100 m3/ngày.đêm

Loại đối tượng áp dụng: Các phòng khám, trạm y tế có số lượng giường bệnh từ 50 – 100 giường; lưu lượng nước thải phát sinh dưới 100 m3/ngày.đêm

Nguồn: Công nghệ xử lý nước thải

Bạn cũng có thể thích
Hotline